2 thg 6, 2009

sdfsd

Có ca khúc mang theo giai thoại về cuộc tình của người nhạc sĩ như Tình Nghệ Sĩ, sáng tác đầu tay vào năm 1947 với hình ảnh người tình Mai Hương ở quán Thanh Hương:

"Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm.
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng dương.
Mơ tới bên em, em tô quầng mắt.
Em tôi ngập ngừng trong tấm áo nhung...

... Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ.
Trăng tàn vì với muôn ý thơ.
Mỗi chiều ngàn tiếng tơ khóc than.
Còn nhắc tới đêm nao trăng thề..."

Theo lời kể người bạn của Đoàn Chuẩn, lời ca ban đầu viết: "Đây quán Thanh Hương" nhưng đưa hình ảnh đó có tính cách riêng rẽ nên đã đổi lại thành "khách ly hương".

Tình khúc Gửi Người Em Gái là một trong những bản tình ca tuyệt vời nhất của âm nhạc Việt Nam. Hình ảnh người em gái được viết lên với giai điệu nhẹ nhàng, với ngôn ngữ hòa nhập trong con tim rung động:

" Tôi có người em gái.
Tuổi chớm dâng hương mắt nồng rộn ý yêu thương.
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như Giáng Kiều, ôi tình yêu...
Em tôi ơi, màu son lên đôi môi. Khăn san bay, lả lơi bên vai ai.
Trời thắm gió trăng hiền.
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên ".



Chân Dung Tình Thu

Hình ảnh mùa thu được đi vào hầu hết trong ca khúc của Đoàn Chuẩn. Tình yêu, giai nhân, hạnh phúc cùng khổ đau với dấu ấn của mùa thu được thể hiện qua từng ca khúc.

Trong tình ca Thu Quyến Rũ với nỗi lòng nhạc sĩ:

" Anh mong chờ mùa thu.
Trời đất kia ngả màu xanh lơ...
Anh mong chờ mùa thu.
Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai.
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay.
Mùa thu quyến rũ anh rồi...

... Thu nay vì đâu nhớ nhiều.
Thu nay vì đâu tiếc nhiều.
Đêm đêm nhìn cây trút lá.
Lòng thấy rộn ràng, ngỡ bóng ai về ".

Ở nhạc phẩm Lá Đổ Muôn Chiều, nhạc sĩ bày tỏ niềm tiếc nuối cho cuộc tình tan theo thời gian như lá thu lìa cành:

" Thu đi cho lá vàng bay.
Lá rơi cho đám cưới về...

...Nhưng mỗi mùa thu, khi lá vàng bay về cuối trời.
Là mùa anh nhớ quá người ơi!
Nhớ em từ lặng im đôi mắt.
Đời vắng em rôi vui với ai ".

Dòng thơ của Vũ Hoàng Chương đã nhập vào ý nhạc của Đoàn Chuẩn:

" Em ơi, lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai "

Tình khúc Tà Áo Xanh (Dang Dở) như lời thầm trách cho duyên phận bẽ bàng:

" Mộng nữa cũng là không.
Ta quen nhau mùa thu.
Ta thương nhau mùa đông.
Ta yêu nhau mùa xuân.
Để rồi tàn theo mùa xuân...
Hoa tàn, tình tan theo không gian! "

Trong tâm trạng bi thương đó, nhạc sĩ đem cung bậc lời ca Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay:

" Với bao tà áo xanh, đây mùa thu.
Hoa lá tàn hàng cây đứng hững hờ...

... Gửi gió cho mây ngàn bay.
Gửi phím tơ đồng tìm duyên.
Gửi thêm lá thư, màu xanh ái ân, về đôi mắt như hồ thu " .

Nhạc sĩ như chiếc thuyền tình lưu lạc giữa bến sông. Khi mùa thu về, vô hình chung khơi dậy trong lòng nỗi khắc khoải qua bài Chuyển Bến:

" Thuyền cắm tay sào từ cuối thu.
Ngoài kia sông nước như đón chờ...

... Thuyền ơi, sao mê say nhiều quá.
Đường mê không ai ngăn cản lối.
Một sớm thu về chuyển bến xuôi.
Về đâu giữ trời, bến nao? ".

Giai điệu trong ca khúc Cánh Hoa Duyên Kiếp tuy hơi dồn dập nhưng cũng thể hiện niềm đau thương của cuộc tình:

" Hồng nào xinh thơm tươi.
Bướm hoa không ngờ bẽ bàng.
Yêu một sớm, nhớ nhau bao mùa thu.
Em tôi hay hờn lắm.
Hay tô thâm quầng mắt.
Hay mua hoa màu trắng về.
Tình em như mây trong mùa thu bay rợp lối.
Rồi tan theo chiều vắng.
Khi gió mang về thành mưa ".

Ngoài hình ảnh mùa thu, ngôn ngữ chữ ái ân, ân ái bàng bạc trong lời ca của Đoàn Chuẩn, nghe rất thanh tao, không mang hình ảnh phàm tục nào cả, điển hình như ca khúc Lá Thư:

" Nhớ tới mùa thu năm nao mình cùng sông.
Chiếc lá thu vàng dần theo.
Nhớ tới ngày nào cùng bước đến cầu.
Ngồi xỏa tóc thề.
Còn đâu ân ái chăng người xưa...

...Ái ân theo tháng năm vàng.
Ái ân theo tháng năm tàn. Tình người nghệ sĩ đâu rồi ".

Những ca khúc viết rải rác sau nầy ít được phổ biến, phần nào đó không phù hợp với mười tình ca lãng mạn tuyệt vời đã để lại trong lòng người thưởng ngoạn niềm rung cảm từ âm điệu đến lời ca. Và, ngôn ngữ "ái ân, ân ái" cũng bàng bạc trong nhiều bản tình ca của Đoàn Chuẩn.

Ca khúc của Đoàn Chuẩn được hình thành sau năm 1945, tuy nhiên mười tình khúc đó vô hình chung lại xếp vào "thời kỳ âm nhạc tiền chiến". Sau năm 1954, ca khúc của Đoàn Chuẩn không được phổ biến ở miền Bắc vì cho rằng ca khúc đó lãng mạn, ủy mị... nên bị dìm cho đến cuối thập niên 90 mới được phổ biến.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Vĩnh biệt nhạc sĩ của mùa thu. Đoàn Chuẩn không còn nữa, mùa thu vẫn mãi mãi hiện hửu, tình khúc của Đoàn Chuẩn vẫn là tiếng tơ lòng gửi lại trần gian. Đoàn Chuẩn đã về cõi thiên thu nhưng tình khúc mang bóng dáng mùa thu vẫn còn quyện trong lòng người nơi trần thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét